TVKH: 0969.311.088 / 0915.150.582

LẬP TRÌNH LẠI TẾ BÀO GỐC VÀ CẤY VÀO BỆNH NHÂN PARKINSON

Cập nhật: 13/08/2019
Một người đàn ông ở độ tuổi 50 là người đầu tiên trong số 7 bệnh nhân được điều trị thử nghiệm.






Các bác sỹ phẫu thuật thần kinh Nhật Bản đã cấy tế bào gốc “tái lập trình” vào não của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson lần đầu tiên.

Điều kiện  này chỉ là thứ phát khi mà một liệu pháp đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng “các tế bào gốc vạn năng cảm ứng” (iPS), được phát triển bằng cách lập trình lại các tế bào của các mô cơ thể chẳng hạn như da để chúng trở lại trạng thái giống như phôi thai, từ đó chúng có thể biến thành các loại tế bào khác.
Các nhà khoa học tại Đại học Kyoto sử dụng kỹ thuật biến đổi các tế bào iPS thành các tiền chất để các tế bào thần kinh sản xuất chất dẫn truyền dopamine. Việc thiếu tế bào thần kinh sản xuất dopamine ở những người mắc bệnh Parkinson có thể dẫn đến run và khó đi lại.

Vào tháng 10, bác sỹ phẫu thuật thần kinh Takayuki Kikuchi tại bệnh viện đại học Kyoto đã cấy 2,4 triệu tế bào  tiền chất dopamine vào não của một bệnh nhân ở độ tuổi 50. Trong thủ thuật kéo dài 3 tiếng, nhóm Kikuchi đã đặt các tế bào vào 12 vị trí, được biết đến là trung tâm hoạt động của dopamỉne. Các tế bào tiền chất dopamine đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson tại khỉ.

Nhà nghiên cứu tế bào gốc Jun Takahashi và các đồng nghiệp tại đại học Kyoto đã thu được các tế bào tiền chất dopamine từ một kho tế bào iPS được lưu trữ tại trường đại học. Chúng được phát triển bằng cách lập trình lại các tế bào da được lấy từ một nhà tài trợ ẩn danh.

Bác sỹ Takashi cho biết:” bệnh nhân đang đáp ứng tốt và cho đến nay không có bất kì phản ứng bất lợi nào”. Nhóm nghiên cứu sẽ quan sát  anh ta trong 6 tháng và, nếu không có biến chứng nào phát sinh, sẽ cấy thêm 2,4 triệu tế bào tiền chất dopamine vào não của người bệnh.

Nhóm nghiên cứu lên kế hoạch điều trị thêm 6 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson để kiểm tra tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật vào cuối năm 2020.

Nhà nghiên cứu Takashi cho rằng nếu thử nghiệm này diễn ra tốt đẹp, họ có thể có đủ bằng chứng cho việc điều trị và được bán cho bệnh nhân sớm nhất vào năm 2023, thông qua hệ thống phê duyệt theo dõi nhanh của Nhật Bản đối với các loại thuốc tái tạo. “Đương nhiên điều đó phụ thuộc vào kết quả tốt như thế nào”, ông cho biết thêm.

Vào năm 2014, bác sỹ nhãn khoa Masayo Takahashi, vợ nhà khoa học Takahashi đã tạo ra các tế bào võng mạc từ các tế bào iPS, đã được dùng để điều trị bệnh về mắt.
 
Nguồn:  ‘Reprogrammed’ stem cells implanted into patient with Parkinson’s disease

                                    Nature- International Journal of Science 

Hana-Med sưu tầm và dịch.
Các tin liên quan
Kết quả thử nghiệm cho thấy AstroRx tăng khả năng thực hiện các chức năng hàng ngày ở bệnh nhân ALS
Ngày đăng: 17/01/2020 - 882 lượt xem
Kết quả thử nghiệm cho thấy AstroRx tăng khả năng thực hiện các chức năng hàng ngày ở bệnh nhân ALS
Bệnh nhân xơ cứng teo cơ một bên (ALS) nhận được liều thấp nhất của trị liệu tế bào Kadimastem, AstroRx, đã giảm đáng kể tiến triển bệnh trong ba hoặc bốn tháng sau khi điều trị, cập nhật kết quả từ thử nghiệm lâm sàng của công ty.
UC San Diego Health điều trị bệnh nhân ung thư đầu tiên bằng liệu pháp tế bào có nguồn gốc iPSC
Ngày đăng: 17/01/2020 - 882 lượt xem
UC San Diego Health điều trị bệnh nhân ung thư đầu tiên bằng liệu pháp tế bào có nguồn gốc iPSC
UC San Diego Health điều trị bệnh nhân ung thư đầu tiên với các tế bào tiêu diệt tự nhiên có nguồn gốc từ tế bào gốc Fate Therapeutics, hợp tác với nhà nghiên cứu UC San Diego, đã phát triển liệu pháp miễn dịch đầu tiên từ các tế bào gốc đa năng do con người tạo ra hiện đang được thử nghiệm lâm sàng.
ƯU ĐÃI TẶNG GÓI XÉT NGHIỆM DNA TẦM SOÁT UNG THƯ
Ngày đăng: 17/01/2020 - 882 lượt xem
ƯU ĐÃI TẶNG GÓI XÉT NGHIỆM DNA TẦM SOÁT UNG THƯ
Một nhóm nghiên cứu của đại học Osaka cho biết đã tiến hành cấy ghép mô giác mạc đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc nhân tạo.
Ngày đăng: 17/01/2020 - 882 lượt xem
Một nhóm nghiên cứu của đại học Osaka cho biết đã tiến hành cấy ghép mô giác mạc đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc nhân tạo.
Nhóm nghiên cứu tin rằng nó có thể tạo ra một phương pháp điều trị mới cho bệnh giác mạc. Cho đến nay, điều trị liên quan đến việc nhận hiến giác mạc từ các nhà tài trợ đã giảm, với khoảng 1600 bệnh nhân đang trong danh sách chờ- theo ước tính của Bộ y tế.
Tư vấn khách hàng
0969.311.088 / 0915.150.582
Đăng ký tư vấn
Ô có dấu * Cần điền đầy đủ thông tin
ĐĂNG KÝ
NHẬP LẠI

nha khoa lavita

Địa chỉ: Số 6 Yecxanh, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 0915.150.582
Hotline: 0969.311.088 / 0915.150.582
Email: support@hana-med.com
Website: hana-med.com 
Facebook: Điều trị ung thư và Tế bào gốc tại Nhật Bản

nha khoa lavita

Bản quyền thuộc về hana-med.com . All rights reserved.
facebookgoogleyoutubetwiter