TVKH: 0969.311.088 / 0915.150.582

Ung thư vú, buồng trứng và nội mạc tử cung: Câu chuyện hy vọng - Chiến thắng bệnh ung thư

Cập nhật: 13/03/2024


Nguồn: Parkway cancer centre. Ảnh minh hoạ.

 

VớI nhiều ngườI, chẩn đoán ung thư chính là bản án cay nghiệt đặt dấu chấm hết cho cuộc đờI. Như trường hợp của mary — cô được chẩn đoán ung thư 3 lần trong sáu năm: ung thư vú năm 2011, ung thư buồng trứng năm 2013 và các nang ác tính vùng tử cung năm 2017.

Vào năm 2011, lần đầu tiên Mary được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi vừa chuyển từ công việc kế toán sang cố vấn tài chính, kết quả khám sức khỏe định kỳ của cô phát hiện ra 4 nốt ở ngực trái. Các xét nghiệm cho thấy 1 trong số 4 nốt có dấu hiệu ác tính.

“Cảm ơn Chúa vì tôi phát hiện ra sớm.” cô chia sẻ.

Sau đó Mary đã trải qua một đợt xạ trị liều cao, và từ trước đến giờ cô chưa bao giờ trải qua giai đoạn nào kinh khủng đến vậy. “Sức khỏe tôi rất yếu, tôi không được như bình thường; cơ thể lúc nào cũng cạn kiệt năng lượng.”

Để cố gắng hồi phục sức khỏe, vào tháng 6 năm ấy, cô đăng ký tham gia buổi chạy Great Eastern 10 km dành cho nữ. Buổi chạy ngày hôm ấy đã khiến cô dần giác ngộ một điều.

“Khi chạy, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng dâng trào trong cơ thể. Nhờ thế tôi mới ngộ ra rằng: “Wow! Hoạt động thể thao chính là thứ giúp mình lấy lại sức khỏe!”. Khi tinh thần phấn chấn hơn hẳn, cô tiếp tục tham gia nhiều buổi chạy bán marathon, và kết thúc năm 2012 cô đã hoàn thành buổi chạy marathon với đoạn đường dài 42,195 km.

Nhưng cô lại không hề hay biết rằng, ngay khi bản thân vừa vực dậy trước bệnh tật, lại có thêm những dấu hiệu bất thường âm thầm bén rể bên trong cơ thể.

Vào tháng 12 năm 2012, Mary bị ngưng kinh nguyệt. Cô quyết định khám bác sĩ vào tháng 2 năm 2013. Lúc ấy bác sỹ đã phát hiện một khối u to bằng nắm tay ở buồng trứng bên phải. Xét nghiệm cho thấy đây là khối u ác tính.

Chẩn đoán nghe như sét đánh bên tai Mary. “Tôi không biết tại sao mình lại mắc ung thư lần thứ hai?”

  • Theo bác sĩ See Hui Ti, Chuyên gia Tư vấn Cấp cao, Ung thư nội khoa, nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư lần thứ hai, thì thường là tái phát chứ không phải là ung thư thứ hai.Tuy nhiên, bác sỹ nhấn mạnh rằng tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư thứ hai là vô cùng hiếm, nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
  • Bác sĩ See giải thích: “Chẩn đoán ung thư tái phát tương tự như chẩn đoán ung thư lần đầu tiên. “Dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, các bác sĩ sẽ kiểm tra để xem liệu khối u có phải ác tính hay không”.
  • Nếu khối u là ác tính, trong trường hợp những người đã từng bị ung thư trước đây, bệnh viện sẽ xét nghiệm để xác định liệu hai loại ung thư này giống nhau (tái phát ) hay khác nhau (ung thư thứ hai). Theo bác sĩ See, đây là một bước quan trọng vì việc xác định loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Mary sau đó được phẫu thuật buồng trứng bên phải, và được khuyên nên tiếp tục điều trị 21 chu kỳ hóa trị, nhưng cô từ chối. “Tôi nghĩ, lựa chọn này quá sức đối với tôi.”

Cô đã tìm gặp bác sỹ khác, và được khuyên chỉ cần 6 chu kỳ hóa trị. Mary rất vui mừng và quyết định bắt đầu điều trị vào tháng Tư.

Sau khi phẫu thuật và trong quá trình hóa trị, hầu hết bệnh nhân sẽ có xu hướng tập trung hồi phục sức khỏe. Nhưng Mary thì khác. Trong thời gian điều trị, cô đang dạy một lớp nghiệp vụ kế toán. Để học sinh không bị gián đoạn việc học, cô vẫn tiếp tục đứng lớp trong cả thời gian hóa trị.

Cô nhớ lại: “Đau lắm, đau đến mức tôi không thể không khóc.” Tác dụng phụ của thuốc còn làm rụng tóc, nhưng Mary vẫn cố gắng hết sức để thích nghi. “Vào một hôm trước khi đi làm, tóc tôi bị rụng một mảng ngay khi gội đầu xong. Tôi phải nhanh chóng quấn khăn che đi mái tóc rồi mới vào lớp.”

Sau khi hóa trị, cuộc sống của Mary trở lại bình thường. Nhưng 4 năm sau đó, trong một lần kiểm tra định kỳ, cô lại nhận được tin dữ. Hình ảnh khung chậu cho thấy 2 u nang nằm xung quanh tử cung. “Tôi vẫn còn nhớ như in lời bác sĩ nói.” Mary hồi tưởng lại giây phút ấy. ”Đã đến lúc phải cắt bỏ tất cả cơ quan sinh sản của chị càng sớm càng tốt.”

Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật vào đầu tháng 12, nhưng Mary muốn muộn hơn vì cô sẽ tổ chức một chuyến tham quan đến Sân bay Changi cho viện dưỡng lão All Saints Home. Và một ngày sau khi đưa 14 cụ già ngồi xe lăn qua các Nhà ga số 1, 2 và 3, cô đã được phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Mary là người luôn đặt người khác lên trước bản thân. Động lực giúp cô vẫn kiên cường cho đến ngày hôm nay chính là để có để tiếp tục chăm sóc người mẹ 83 tuổi và em gái mắc hội chứng Down.

Là một bệnh nhân ung thư từng trải qua nhiều bệnh ung thư, Mary dần tích cực tham gia các tổ chức từ thiện liên quan đến ung thư, gây quỹ cho Tổ chức Ung thư Vú và Ung thư Trẻ em.

Ngoài ra, cô cũng tham gia nhóm Coffee and Conversation, một nhóm hỗ trợ bệnh nhân của CanHOPE — tổ chức tư vấn và hỗ trợ bệnh ung thư phi lợi nhuận. Cô tham gia các buổi họp mặt hàng tháng để cùng động viên và lắng nghe tâm sự của các bệnh nhân ung thư. “Vai trò của tôi là chia sẻ và mang đến cho họ hy vọng. Khi giúp được người khác vượt qua khó khăn, tôi cũng thấy nhẹ lòng hơn.”

Sau khi chiến đấu với ung thư rất nhiều lần, Mary tin rằng quan trọng nhất chính là nỗ lực vượt qua thời khắc cay nghiệt và đau khổ để dần bình tâm chấp nhận hiện thực.

“Thông thường, khi được chẩn đoán lần đầu tiên, ai cũng tự hỏi: “ tại sao người bệnh lại là mình?” và ung thư ở giai đoạn mấy. Nhưng nếu ta cứ kẹt mãi trong vô vọng thì sẽ không bao giờ phục hồi đươc. Chỉ khi nào người bệnh học được cách bình tâm và chấp nhận thì khi đó mới có thể phục hồi và mối liên hệ giữa bệnh nhân với bác sĩ sẽ tốt hơn.”

Nguồn: Parkway cancer centre.
Link gốc bài viết: 
https://www.parkwaycancercentre.com/vn/news-events/news-articles/news-articles-details/breast-ovarian-endometrial-cancer-stories-of-hope---victory-over-cancer

Các tin liên quan
Tôi có nên nói với con cái về bệnh ung thư của mình?
Ngày đăng: 04/08/2024 - 52 lượt xem
Trao đổi về bệnh ung thư là một lựa chọn rất khó khăn. Và sẽ càng khó xử hơn khi bạn phải thông báo bệnh tình của mình với con cái. Việc lựa chọn che giấu con cái là điều không nên, bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn các con không phải gánh chịu nỗi lo âu và đau buồn khi biết tin cha mẹ mắc bệnh ung thư, bên cạnh đó có nhiều báo cáo nghiên cứu1 phát hiện rằng những đứa trẻ không biết được bệnh tình của bố mẹ lại có mức độ lo âu tăng cao hơn tưởng tượng.
5 loại thực phẩm tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột
Ngày đăng: 04/08/2024 - 52 lượt xem
Tăng cường sức khỏe đường ruột và bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
5 đột phá trong điều trị ung thư năm 2023
Ngày đăng: 04/08/2024 - 52 lượt xem
Những tiến bộ mới trong điều trị ung thư đang làm thay đổi bối cảnh điều trị. Bác sĩ Richard Quek, Chuyên gia tư vấn cấp cao, Khoa Ung thư Nội khoa giải thích 5 phương pháp điều trị tiên tiến này.
Kem chống nắng: Công cụ làm đẹp hay sản phẩm chăm sóc sức khỏe?
Ngày đăng: 04/08/2024 - 52 lượt xem
Kem chống nắng chỉ đơn thuần là một công cụ làm đẹp hay nó có giá trị gì đối với sức khỏe của chúng ta? Bác sĩ Richard Quek, Cố vấn Cấp cao, Khoa Ung thư nội khoa giải thích về lợi ích sức khỏe của kem chống nắng và vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ ung thư da.
Y học chính xác: Xu hướng dẫn đầu trong điều trị ung thư
Ngày đăng: 04/08/2024 - 52 lượt xem
Y học chính xác đang mở đường cho dịch vụ chăm sóc ung thư trong tương lai với các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu và cá nhân hóa hơn. Bác sĩ Richard Quek, chuyên gia tư vấn cấp cao, ung thư nội khoa sẽ chia sẻ thêm về định nghĩa và ý nghĩa của y học chính xác đối với bệnh nhân.
Tư vấn khách hàng
0969.311.088 / 0915.150.582
Đăng ký tư vấn
Ô có dấu * Cần điền đầy đủ thông tin
ĐĂNG KÝ
NHẬP LẠI

nha khoa lavita

Địa chỉ: Số 6 Yecxanh, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 0915.150.582
Hotline: 0969.311.088 / 0915.150.582
Email: support@hana-med.com
Website: hana-med.com 
Facebook: Điều trị ung thư và Tế bào gốc tại Nhật Bản

nha khoa lavita

Bản quyền thuộc về hana-med.com . All rights reserved.
facebookgoogleyoutubetwiter